Việc đọc sách có thể làm thay đổi não người
Sau khi
các sinh viên đại học đọc sách văn học, ở vỏ não thái dương của họ nảy
sinh hiện tượng gia tăng số lượng kết nối liên nơron thần kinh. Theo tác
giả Julia Ryan viết trên tạp chí Mỹ The Atlantic, các nhà khoa học từ
lâu đã được chứng minh rằng, việc đọc sách kích thích rất nhiều vùng
khác nhau ở não. Ví dụ, trong một nghiên cứu tiến hành năm 2006, những
người tham gia thí nghiệm đã phải đọc hai từ “linh hồn” và “cà phê”, và
sau đó ở họ đã được kích hoạt mạnh mẽ hơn những khu vực của não chịu
trách nhiệm về khứu giác. Trong lúc các tác giả của những công trình
nghiên cứu trước đây đã chỉ tập trung chú ý vào việc nghiên cứu hoạt
động của não tại thời điểm đọc sách, một công trình nghiên cứu mới lại
hướng tới mục tiêu chứng minh rằng, hiệu quả của việc đọc sách không
giới hạn ở những ấn tượng bề nổi mà thực sự còn có thể vĩnh viễn thay
đổi bộ não con người.
Các nhà
khoa học tại trường đại học Emory đang tiến hành một nghiên cứu nhằm mục
đích minh định cơ chế thay đổi cấu trúc và hoạt động của não trong quá
trình đọc tiểu thuyết. Trong thời hạn 19 ngày, các nhà khoa học đã tiến
hành ghi chép lại hình ảnh cộng hưởng từ chức năng não của 21 sinh viên
đang theo học tại trường đại học Emory. Trong năm ngày đầu tiên, các nhà
khoa học đã tiến hành các nghiên cứu sơ bộ các đặc điểm hoạt động và cơ
cấu bộ não của sinh viên. Trong chín ngày tiếp theo, những sinh viên
tham gia thí nghiệm tối về phải đọc tới 30 trang tiểu thuyết Pompeii của
nhà văn Anh Robert Harris rồi sau đó phải trả lời các câu hỏi của bài
kiểm tra để xác nhận rằng họ đã đọc đủ các số trang đã định. Sáng hôm
sau, họ phải trải qua các kiểm tra trên máy quét chụp cắt lớp. Sau khi
đọc xong toàn bộ cuốn tiểu thuyết trên, những người tham gia thí nghiệm
lại tiếp tục được kiểm tra bằng máy quét chụp cắt lớp thêm năm ngày nữa.
Những
nghiên cứu trước đây về mối quan hệ của việc đọc sách và cấu trúc bộ não
được tiến hành để tìm hiểu các tính năng trong hoạt động của bộ não tại
thời điểm diễn ra quá trình đọc sách: những người tham gia thí nghiệm
được mời đọc những truyện ngắn không dài lắm và trong quá trình đó, các
nhà khoa học theo dõi hoạt động của não ở bằng cách sử dụng máy quét
chụp cắt lớp. Còn nghiên cứu mới đang được tiến hành lại đặt ra mục tiêu
để nghiên cứu khả năng việc đọc sách tác động lâu dài trên não như thế
nào.
Kết quả chụp cắt lớp cho thấy, sau khi đọc những đoạn văn bản đã định, trong thùy thái dương trái, chịu trách nhiệm về nhận thức luận, xuất hiện sự gia tăng kết nối giữa các nơron thần kinh. Việc tăng số lượng các kết nối giữa các nơron thần kinh trong các phần khác của não có thể chỉ ra rằng, các độc giả đang trải qua cái gọi là kinh nghiệm “ký hiệu hóa thể chất”, khi trong quá trình suy tính hành động này hay hành động khác. mô thức các mối quan hệ liên nơron thần kinh bắt đầu lặp lại cấu hình của nó tại thời điểm hoàn tất hành động này. Ví dụ, những ý nghĩ về việc bơi lội có thể dẫn đến hình thành các kết nối liên nơron giống như chính quá trình diễn ra sự bơi lội đó...
Giáo sư
Gregory Berns, tác giả chính của công trình nghiên cứu mới nhận định:
“Những thay đổi nơron thần kinh, mà chúng tôi đã tìm thấy, tương đồng
với những cảm giác thể chất và vận động, chứng minh rằng, việc đọc một
cuốn tiểu thuyết có thể đưa ta nhập vào trong cơ thể của nhân vật chính.
Chúng ta đã từng biết rằng, những cuốn sách hay có thể làm cho chúng ta
cảm thấy như mình đang ở trong da của người khác theo đúng nghĩa đen
của từ này. Và bây giờ, chúng ta còn nhìn thấy rõ rằng, những thay đổi
ấy còn diễn ra cả ở cấp độ sinh học...”.
Những
thay đổi đó còn được duy trì trong suốt năm ngày tiếp theo sau khi người
tham gia thí nghiệm đã hoàn tất việc đọc cuốn tiểu thuyết. Và điều này
chứng minh rằng, việc đọc sách hoàn toàn có khả năng tác động lâu dài
đến não người. Các nhà nghiên cứu viết rằng, trong khi họ chưa rõ là
hiệu ứng trên có thể duy trì ảnh hưởng được trong bao lâu, nhưng kết quả
của thí nghiệm mà họ đã tiến hành cho thấy rõ ràng rằng, việc đọc sách
có thể tác động lâu dài tới bộ não của người bằng cách kích thích các
khu vực chịu trách nhiệm về nhận thức, cũng như về hiệu ứng của cái gọi
là “ký hiệu hóa thể chất”.
Càng đọc, não càng khỏe
Theo tác
giả Clay Dillow trong bài viết công bố trên tạp chí Mỹ Popular Science,
việc đọc sách còn có thể làm cho chúng ta trở nên thông minh hơn. Thêm
vào đó, việc đọc sách hơn bất cứ một hoạt động nào khác, còn cho phép
chúng ta rèn luyện những khả năng nhận thức của bộ não. Tất nhiên, điều
khẳng định này từ các nhà khoa học không có khả năng gây bất ngờ đặc
biệt. Thực ra từ xưa chúng ta đã hiểu ra rằng, việc đọc sách hữu lợi
đối với bộ não của người. Thế nhưng, kết luận mà nhà nghiên cứu của
trường đại học Mỹ Stanford đã công bố không phải là quá đơn giản theo
kiểu lời khẳng định “dạy theo sách thì tốt”. Nhà nghiên cứu này đã yêu
cầu một nhóm tiến sĩ về văn học đọc cuốn tiểu thuyết của Jane Austin khi
họ vào bên trong buồng đặt máy đo hình ảnh cộng hưởng từ (MRI). Kết quả
là, người ta đã phát hiện ra rằng, việc đọc sách văn học theo kiểu phân
tích và việc đọc sách văn học chỉ đơn thuần để giải trí tạo ra những
tải trọng khác nhau cho bộ não và mỗi một loại hình tải trọng này đều có
hữu ích ở một mức độ nào đấy đối với não người.
Công
trình nghiên cứu trên đã được tiến hành dưới sự giám sát của các chuyên
gia thuộc trường đại học Stanford chuyên về lĩnh vực nghiên cứu các hoạt
động nhận thức và thần kinh của não bộ. Tuy nhiên, ý tưởng về một
nghiên cứu như thế lại thuộc về chuyên gia văn học tiếng người Anh
Natalie Phillips, người rất cố gắng để tìm ra những ý nghĩa thực sự của
việc nghiên cứu văn học. Câu hỏi đặt ra là: ngoài việc tiếp nhận những
kiến thức cùng những khía cạnh văn hóa, sự kiện lịch sử và thông tin
nhân đạo liên quan trực tiếp với tác phẩm cụ thể, liệu trong việc đọc
sách có ẩn chứa một lợi ích hữu hình nào đó có thể định lượng được đối
với con người hay không?
Hóa ra
là, quá trình này có thể được ghi nhận lại thành hình - ít nhất là
trong quá trình đọc sách đã diễn ra vòng tuần hoàn máu não. Các thí
nghiệm được tổ chức theo cách để những người trong buồng MRI đã có thể
đọc một chương trong cuốn tiểu thuyết Mansfield Park của Jane Austen mà
văn bản được chiếu trên một màn hình ở bên trong buồng. Những người đọc
được yêu cầu làm việc này theo hai cách: thứ nhất, là để đọc chơi, giải
trí; và thứ hai, đọc theo kiểu phân tích như chuẩn bị cho kỳ kiểm tra về
chương sách đó...
Máy MRI
cho phép các nhà khoa học quan sát quá trình lưu thông máu trong não của
các độc giả tham gia thí nghiệm. Và những gì mà các nhà khoa học phát
hiện được khiến họ cảm thấy đặc biệt thú vị: khi chúng ta đọc sách, máu
đi vào những vùng não nằm ngoài các khu vực chịu trách nhiệm cho các
chức năng điều khiển. Máu đi vào các phần liên quan đến mức độ tập trung
của tư duy. Không có gì đáng ngạc nhiên trong chuyện này - để đọc sách
thì cần phải biết tập trung tư duy. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã
phát hiện ra rằng, để đọc sách một cách phân tích, chi tiết, thì còn cần
phải thực hiện thêm một số chức năng nhận thức phức tạp hơn mà bình
thường vốn không cần tới. Theo các nhà khoa học, khi đọc bằng cả hai
phương pháp trên luôn cần tới chức năng nhận thức vốn tương đồng không
chỉ với khái niệm “làm” hay “chơi”...
Hơn nữa,
công trình nghiên cứu trên còn cho thấy, chỉ cần ta chuyển từ việc đọc
“cho vui” sang đọc để “phân tích” là ngay lập tức diễn ra sự thay đổi
đột ngột hình thức hoạt động của não và tính chất lưu thông máu trong bộ
não. Có lẽ là trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đó sẽ tìm ra được kết
luận về các cơ chế ảnh hưởng của việc đọc sách tới não người và việc
kích hoạt các chức năng của nó như khả năng tập trung và nhận thức...
Hoàng Phong - CAND
Cám ơn bạn về bài viết. Mời bạn gehs qua website ủng hộ mình nhé Gia sư Toán lớp 9 taj Hà Nội
Trả lờiXóa