Đến năm thứ 3, khi đi thực tập, các sinh viên yêu quí của tôi mới hốt
hoảng khi phát hiện ra là mình còn thiếu quá nhiều kĩ năng. Sau khi ra
trường, va vào thực tế sứt đầu mẻ trán, các bạn ấy mới hối tiếc thời
sinh viên quí giá, lúc ấy thì đã muộn mất rồi. Hàng năm, từng khóa sinh
viên của tôi cứ lần lượt lần lượt ra trường, rồi húc đầu vào cuộc sống,
rồi than tiếc thời dĩ vãng và tự trách bản thân. Vì thế, có rất nhiều
điều tôi muốn nói với sinh viên năm nhất, bởi các em còn cả 1 chặng
đường dài mênh mông phía trước, các em có quyền quyết định mình sẽ húc
đầu vào tường hay bình tĩnh đi trên con đường thênh thang.
Khi hướng dẫn Nghiệp vụ Sư phạm cho sinh viên năm 2, sau khi phân tích một thôi một hồi các kĩ năng cần thiết đối với một người giáo viên, thì ai cũng thừa nhận là thuyết trình rất quan trọng. Dù là giáo viên dạy môn gì đi chăng nữa, dù bạn có đổi mới phương pháp và bắt học sinh làm việc nhiều đi chăng nữa, thì bạn cũng phải thành thục ít nhất là kĩ năng thuyết trình. Sau khi thảo luận, các sinh viên của tôi đã đề xuất nhiều phương án để cải thiện khả năng nói trước đám đông như đứng trước gương và lẩm bẩm một mình, mua sách về đọc, tham gia một khóa học thuyết trình bài bản… Tôi đã nói với các bạn: điều đơn giản nhất bạn có thể làm ngay từ bây giờ, đó là hãy đặt ra mục tiêu: phát biểu ít nhất 1 lần trong 1 buổi học.
Khi bạn cố gắng để có thể phát biểu ít nhất 1 lần trong một buổi học, bạn sẽ buộc phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Các giác quan của bạn sẽ phải căng ra để tiếp nhận thông tin. Não bộ của bạn sẽ trở nên năng động hơn để sẵn sàng phản hồi. Bàn tay bạn không được phép thừa thãi, nó buộc phải phác ra trên tờ giấy những ý tưởng chính cho câu trả lời. Toàn bộ cơ thể của bạn đều được huy động và trở nên vô cùng nhạy bén để đón nhận những tri thức mới.
Không những thế, khi bạn nói, bạn lại ghi nhớ thông tin một lần nữa. Thử nhớ lại mà xem, những gì bạn từng nghe hay từng nhìn, dù rất nhiều lần, thì cũng rất dễ trôi qua, nhưng những gì bạn đã nói, đã thực sự làm, thì thường đọng lại rất lâu trong kí ức. Bởi khi bạn nói, cảm xúc của bạn, sự hồi hộp lo lắng hay tâm trạng phấn chấn của bạn, ấn tượng của bạn về ngoại cảnh, về thái độ của người đối thoại đã hòa làm một với thông tin của bạn, và trở thành một chất xúc tác giúp bạn ghi nhớ tốt hơn. Chúng ta luôn ghi nhớ thông tin tốt hơn nếu thông tin ấy được tẩm ướp trong một thứ gia vị của cảm xúc. Đó là lí do tại sao chúng ta luôn có xu hướng ghi khắc những sự kiện trong cuộc sống đã khiến cho chúng ta tột cùng đau đớn, kinh sợ hoặc hạnh phúc, trong khi vô vàn những sự kiện tẻ nhạt hàng ngày sẽ tự động rơi vào quên lãng.
Khi bạn phát biểu, bạn buộc phải tư duy rất nhanh, đồng thời kích hoạt kho tàng ngôn ngữ, làm cho chúng sống lại, và nhờ thế, cả ngôn ngữ và tư duy của bạn đều không được phép rơi vào trạng thái trì trệ. Khi bạn phát biểu, mắt bạn tự động sẽ học được cách hướng tới người nghe, cơ thể của bạn buộc phải tự điều chỉnh sao cho thông tin được truyền đi một cách hiệu quả nhất, giọng nói của bạn sẽ được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với nội dung và bối cảnh. Đó là sự điều chỉnh tự nhiên của cơ thể, mà nhiều khi bạn chẳng cần phải gò ép hay bắt chước một lý thuyết nào. Cơ thể con người vốn sẵn có một bản năng biểu lộ tốt hơn bạn có thể tưởng tượng. Thử quan sát một đứa trẻ, với một vốn từ và kiến thức ít ỏi, hoàn toàn không có chút hiểu biết gì về lý thuyết giao tiếp, thế nhưng chúng đã biểu lộ một cách thật là tuyệt vời tất cả những gì mà chúng muốn.
Trong một không khí lớp học trì trệ bởi những kẻ sợ phát biểu, khi bạn lên tiếng, tiếng nói của bạn sẽ giống như một viên sỏi được ném xuống mặt nước phẳng lặng. Chắc chắn nó sẽ tạo ra những vòng sóng có sức lan tỏa, vòng sóng nọ gọi vòng sóng kia, xua tan vẻ đơn điệu tẻ nhạt của mặt nước ao tù. Trong một lớp học mà các học sinh đều hăng hái phát biểu, thì người giáo viên cũng sẽ phấn chấn giảng dạy. Chúng ta cộng hưởng và tương tác lẫn nhau, người nọ khích lệ và truyền cảm hứng cho người kia, đó chẳng phải là môi trường hoàn hảo nhất để cùng học tập hay sao?
Ngay cả khi giáo viên của bạn say sưa giảng bài đến mức bạn chẳng có khe hở nào để đối thoại và phát biểu đi chăng nữa, bạn vẫn có thể trình bày ý kiến vào giữa giờ học, cuối giờ học, một cách trực tiếp hay qua điện thoại, email. Và ngay cả khi giáo viên của bạn không đủ thì giờ cho việc đó, bạn vẫn có thể bày tỏ một cách chân thành rằng: Thầy (cô) ơi, em muốn hỏi, em muốn nói… Tôi tin chẳng có người giáo viên nào nỡ lòng từ chối.
Bạn có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh: “suốt những năm học phổ thông, em không được phát biểu. Việc của em trong lớp học là chép mỏi tay và làm cho quyển vở kín đặc những chữ. Cái lưỡi của em không còn muốn động đậy và đầu óc của em đã sớm bị tê liệt trong những giờ học phát ngán. Và niềm tin vào bản thân của em đã bị vùi dập bởi những giáo viên bảo thủ, không bao giờ biết lắng nghe. Em sợ những ánh mắt soi mói và hoài nghi của bạn bè”. Khi đã nhận thức được điều đó, tại sao bạn lại chấp nhận là một nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh? Sao không một lần thử thoát ra khỏi cái vòng lặp tiêu cực ấy và tự tạo ra cơ hội cho bản thân? Ai có thể cho bạn cơ hội giải phóng ra khỏi hoàn cảnh nếu như bạn không tự mình tạo ra? Ai có thể học thay cho bạn nếu như bạn không tự mình học hỏi? Việc học là của bạn, năng lực của bạn là của bạn, cuộc đời của bạn cũng là của bạn. Bạn chỉ có thể biết bơi nếu tự mình nhảy xuống nước mà thôi.
Phát biểu trong lớp học là một cách giúp cho bạn tự tin vào bản thân để dám bày tỏ quan điểm của mình trước đám đông, dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình, dám để cho tư tưởng của mình chạm trán với các tư tưởng khác, dám tiếp thu và dám phản biện. Điều này cần cho công việc, cho xã hội này biết bao. Nếu chúng ta dám thẳng thắn nói lên suy nghĩ của mình với những điều không nên không phải, nếu không phải là một thiểu số nhỏ bé mà là một đa số dám phản đối những điều trái tai gai mắt, ủng hộ cái hữu lý, thì không có lẽ cái vô lý có thể ngang nhiên tồn tại. Các bạn còn rất trẻ, và các bạn sẽ quyết định tương lai của chúng tôi, tương lai của con cháu chúng tôi. Vì thế, chỉ cần một thay đổi nhỏ của các bạn trong hôm nay cũng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới số phận con cháu chúng tôi sau này.
Nhiều khi người ta cứ trông chờ một sự đổi mới nào đó từ bên trên, riêng tôi luôn tin rằng sự đổi mới thực sự phải bắt đầu từ bên dưới, từ những cá thể, từ những nhóm nhỏ. Với thân phận nhỏ bé của mình, chúng ta chẳng có cách nào để thay đổi một thể chế hay chính sách, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi chính bản thân chúng ta. Sự thay đổi này chưa chắc đã tạo nên một chuyển biến ngay lập tức, nhưng chắc chắn, một ngày nào đó, khi vòng sóng lan rộng hơn, nó sẽ trở thành những trào lưu đủ sức ngăn trở những cái bảo thủ, trì trệ.
Khi hướng dẫn Nghiệp vụ Sư phạm cho sinh viên năm 2, sau khi phân tích một thôi một hồi các kĩ năng cần thiết đối với một người giáo viên, thì ai cũng thừa nhận là thuyết trình rất quan trọng. Dù là giáo viên dạy môn gì đi chăng nữa, dù bạn có đổi mới phương pháp và bắt học sinh làm việc nhiều đi chăng nữa, thì bạn cũng phải thành thục ít nhất là kĩ năng thuyết trình. Sau khi thảo luận, các sinh viên của tôi đã đề xuất nhiều phương án để cải thiện khả năng nói trước đám đông như đứng trước gương và lẩm bẩm một mình, mua sách về đọc, tham gia một khóa học thuyết trình bài bản… Tôi đã nói với các bạn: điều đơn giản nhất bạn có thể làm ngay từ bây giờ, đó là hãy đặt ra mục tiêu: phát biểu ít nhất 1 lần trong 1 buổi học.
Khi bạn cố gắng để có thể phát biểu ít nhất 1 lần trong một buổi học, bạn sẽ buộc phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Các giác quan của bạn sẽ phải căng ra để tiếp nhận thông tin. Não bộ của bạn sẽ trở nên năng động hơn để sẵn sàng phản hồi. Bàn tay bạn không được phép thừa thãi, nó buộc phải phác ra trên tờ giấy những ý tưởng chính cho câu trả lời. Toàn bộ cơ thể của bạn đều được huy động và trở nên vô cùng nhạy bén để đón nhận những tri thức mới.
Không những thế, khi bạn nói, bạn lại ghi nhớ thông tin một lần nữa. Thử nhớ lại mà xem, những gì bạn từng nghe hay từng nhìn, dù rất nhiều lần, thì cũng rất dễ trôi qua, nhưng những gì bạn đã nói, đã thực sự làm, thì thường đọng lại rất lâu trong kí ức. Bởi khi bạn nói, cảm xúc của bạn, sự hồi hộp lo lắng hay tâm trạng phấn chấn của bạn, ấn tượng của bạn về ngoại cảnh, về thái độ của người đối thoại đã hòa làm một với thông tin của bạn, và trở thành một chất xúc tác giúp bạn ghi nhớ tốt hơn. Chúng ta luôn ghi nhớ thông tin tốt hơn nếu thông tin ấy được tẩm ướp trong một thứ gia vị của cảm xúc. Đó là lí do tại sao chúng ta luôn có xu hướng ghi khắc những sự kiện trong cuộc sống đã khiến cho chúng ta tột cùng đau đớn, kinh sợ hoặc hạnh phúc, trong khi vô vàn những sự kiện tẻ nhạt hàng ngày sẽ tự động rơi vào quên lãng.
Khi bạn phát biểu, bạn buộc phải tư duy rất nhanh, đồng thời kích hoạt kho tàng ngôn ngữ, làm cho chúng sống lại, và nhờ thế, cả ngôn ngữ và tư duy của bạn đều không được phép rơi vào trạng thái trì trệ. Khi bạn phát biểu, mắt bạn tự động sẽ học được cách hướng tới người nghe, cơ thể của bạn buộc phải tự điều chỉnh sao cho thông tin được truyền đi một cách hiệu quả nhất, giọng nói của bạn sẽ được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với nội dung và bối cảnh. Đó là sự điều chỉnh tự nhiên của cơ thể, mà nhiều khi bạn chẳng cần phải gò ép hay bắt chước một lý thuyết nào. Cơ thể con người vốn sẵn có một bản năng biểu lộ tốt hơn bạn có thể tưởng tượng. Thử quan sát một đứa trẻ, với một vốn từ và kiến thức ít ỏi, hoàn toàn không có chút hiểu biết gì về lý thuyết giao tiếp, thế nhưng chúng đã biểu lộ một cách thật là tuyệt vời tất cả những gì mà chúng muốn.
Trong một không khí lớp học trì trệ bởi những kẻ sợ phát biểu, khi bạn lên tiếng, tiếng nói của bạn sẽ giống như một viên sỏi được ném xuống mặt nước phẳng lặng. Chắc chắn nó sẽ tạo ra những vòng sóng có sức lan tỏa, vòng sóng nọ gọi vòng sóng kia, xua tan vẻ đơn điệu tẻ nhạt của mặt nước ao tù. Trong một lớp học mà các học sinh đều hăng hái phát biểu, thì người giáo viên cũng sẽ phấn chấn giảng dạy. Chúng ta cộng hưởng và tương tác lẫn nhau, người nọ khích lệ và truyền cảm hứng cho người kia, đó chẳng phải là môi trường hoàn hảo nhất để cùng học tập hay sao?
Ngay cả khi giáo viên của bạn say sưa giảng bài đến mức bạn chẳng có khe hở nào để đối thoại và phát biểu đi chăng nữa, bạn vẫn có thể trình bày ý kiến vào giữa giờ học, cuối giờ học, một cách trực tiếp hay qua điện thoại, email. Và ngay cả khi giáo viên của bạn không đủ thì giờ cho việc đó, bạn vẫn có thể bày tỏ một cách chân thành rằng: Thầy (cô) ơi, em muốn hỏi, em muốn nói… Tôi tin chẳng có người giáo viên nào nỡ lòng từ chối.
Bạn có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh: “suốt những năm học phổ thông, em không được phát biểu. Việc của em trong lớp học là chép mỏi tay và làm cho quyển vở kín đặc những chữ. Cái lưỡi của em không còn muốn động đậy và đầu óc của em đã sớm bị tê liệt trong những giờ học phát ngán. Và niềm tin vào bản thân của em đã bị vùi dập bởi những giáo viên bảo thủ, không bao giờ biết lắng nghe. Em sợ những ánh mắt soi mói và hoài nghi của bạn bè”. Khi đã nhận thức được điều đó, tại sao bạn lại chấp nhận là một nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh? Sao không một lần thử thoát ra khỏi cái vòng lặp tiêu cực ấy và tự tạo ra cơ hội cho bản thân? Ai có thể cho bạn cơ hội giải phóng ra khỏi hoàn cảnh nếu như bạn không tự mình tạo ra? Ai có thể học thay cho bạn nếu như bạn không tự mình học hỏi? Việc học là của bạn, năng lực của bạn là của bạn, cuộc đời của bạn cũng là của bạn. Bạn chỉ có thể biết bơi nếu tự mình nhảy xuống nước mà thôi.
Phát biểu trong lớp học là một cách giúp cho bạn tự tin vào bản thân để dám bày tỏ quan điểm của mình trước đám đông, dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình, dám để cho tư tưởng của mình chạm trán với các tư tưởng khác, dám tiếp thu và dám phản biện. Điều này cần cho công việc, cho xã hội này biết bao. Nếu chúng ta dám thẳng thắn nói lên suy nghĩ của mình với những điều không nên không phải, nếu không phải là một thiểu số nhỏ bé mà là một đa số dám phản đối những điều trái tai gai mắt, ủng hộ cái hữu lý, thì không có lẽ cái vô lý có thể ngang nhiên tồn tại. Các bạn còn rất trẻ, và các bạn sẽ quyết định tương lai của chúng tôi, tương lai của con cháu chúng tôi. Vì thế, chỉ cần một thay đổi nhỏ của các bạn trong hôm nay cũng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới số phận con cháu chúng tôi sau này.
Nhiều khi người ta cứ trông chờ một sự đổi mới nào đó từ bên trên, riêng tôi luôn tin rằng sự đổi mới thực sự phải bắt đầu từ bên dưới, từ những cá thể, từ những nhóm nhỏ. Với thân phận nhỏ bé của mình, chúng ta chẳng có cách nào để thay đổi một thể chế hay chính sách, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi chính bản thân chúng ta. Sự thay đổi này chưa chắc đã tạo nên một chuyển biến ngay lập tức, nhưng chắc chắn, một ngày nào đó, khi vòng sóng lan rộng hơn, nó sẽ trở thành những trào lưu đủ sức ngăn trở những cái bảo thủ, trì trệ.
Để thuyết trình tốt, chỉ cần phát biểu một lần trong một ngày
Nguyễn Thị Ngọc Minh
Nguyễn Thị Ngọc Minh
Giảng viên khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội
Nguồn hocthenao
0 nhận xét:
Đăng nhận xét