6/8/14

Chuyện thứ nhất (hay là kinh nghiệm): Không tắt máy khi xuống đèo (đổ đèo).
Qua ba lần đi vùng rừng núi: một lần đi Tam Đảo (xe ga), một lần đi Điện Biên (xe số), một lần đi Ba Vì (xe số) đặc điểm chung của ba nơi này là có những đoạn đường đèo dốc, quanh co xung quanh các thung lũng, các ngọn núi rất đẹp.

 Một đoạn dốc Tam Đảo
Khi đi lên phải về số 1,2 còn khi xuống tắt máy thả cho xe tự xuống rất nhanh và êm (mô phật ...) mình cũng chưa để ý đến vấn đề này cho đến khi thấy biển "Cấm tắt máy thả trôi ở Ba Vì". Và đây là lý do:

Khi tắt máy, xe không còn độ hãm của động cơ, bạn sẽ liên tục phải bóp phanh. Kể cả xe ga hay xe số thì đều nguy hiểm cả. Khi phanh trong thời gian quá lâu như vậy thì nếu là phanh đĩa thì dầu phanh sẽ nóng đến một mức khiến cho phanh cũng không còn tác dụng hoặc là dầu quá nóng sẽ gây ra chảy dây dẫn ..., hoặc sẽ có hiện tượng khi bóp thắng không nhả được thắng ra nữa. Làm xe bị bó phanh, xe bị dừng đột ngột nên ngã là điều tất nhiên. Còn nếu là phanh thường thì nóng quá có thể gây vỡ má phanh, phanh cũng không còn tác dụng. Hoặc nóng quá má phanh cũng giãn nở tới mức tối đa, bó má phanh. Tóm lại nếu để xe thả trôi sẽ phải bóp phanh gần như liên tục, nguy cơ hỏng phanh, mất phanh rất cao, với những đường dốc, quanh co như trên ảnh thì không tưởng tượng được chuyện gì có thể xảy ra.
Dưới đây là câu chuyện của một bạn đã bị trường hợp như vậy:
Chả là hnay tụi bạn cùng đi lên vườn quốc gia Ba Vì tổ chức sinh nhật và phượt luôn. Nhóm em thì 11 người, đi 4 xe số và 2 xe ga. Quá trình đi thì ko vấn đề gì, kể cả khi vượt đèo (dốc) lên lưng núi gửi xe (tầm 3 4 km đường dốc) Buổi chiều khi tụi e xuống dốc để đi về, do đường quá dốc nên tụi e tắt máy để xe bon tự do đồng thời nhấn phanh! Nhưng thật ko ngờ là xe air blade (honda) phanh của nó là phanh thủy lực. Đi được chừng 2 km thì phanh ko còn tác dụng gì nữa! (mất phanh hoàn toàn). Sau này được bên kỹ thuật giải đáp e mới biết! Khi tắt máy thì động cơ ko bơm áp lực (hay gì đó đại loại thế) khiến phanh mất tác dụng hoàn toàn. Bọn e đang đi rất chậm (tầm 10km/h đổ dốc) thì xe em mất phanh, em đi gần cuối và hô to xe mất phanh rồi liên tục để mọi người tránh. Một bên là vách núi, 1 bên là vực. Em xác định luôn trong đầu là bỏ xe giữ người, liên tục hô thằng bạn nhảy xuống. Khi bắt đầu mất phanh xe đi rất chậm, nhưng vì độ dốc lớn mà tốc độ tăng rất nhanh, em lái qua 1 khúc cua tầm 120 độ thì đến tiếp 1 khúc cua chữ V, gần như là 170, mép đường còn có gương cầu lồi để 2 đầu nhìn rõ phía bên kia của khúc cua. Lúc này tốc độ xe rất cao, biết ko thể cứu được nên e nhay ra, nhưng ko may bạn e ngồi sau vẫn chưa nhảy. Và xe em lao thằng vào lan can chắn ở mép đường (nếu ko có lan can ko biết giờ em còn đề mà viết bài này k nữa) Xe thì nát bép đầu, bánh cong, trục cong,...nói chung là phế hoàn toàn phần đầu. Còn bạn em thi do va cham quá mạnh vào lan can nên chay rất nhiều máu ở vùng mặt ( lúc đó em chưa biết là chảy ra từ đâu). Em cầm lái chủ động hơn nên xây xước phần mêm ở cánh tay trái, vai trái , mông trái, chân trái (vì em nhảy về bên trái mà)! Đến giờ phút này tình hình bạn em đã ổn. Cảm thấy mình thực sự quá may mắn THOÁT CHẾT trong gang tấc, nếu đoạn mất phanh ko có lan can thì có lẽ theo quan tính bọn em và xe đã lao xuống vực! ( cả đoạn đường đèo ko phải chỗ nào cũng có lan can)

Kinh nghiệm: Để xe nổ máy, về số 3,2,1 để hãm tùy độ dốc kết hợp bóp nhả phanh.
Ngoài ra, ở đường Tam Đảo họ còn làm những đoạn đường thoát hiểm đề phòng trường hợp khi xe mất phanh (thường là ôtô). Đó là đoạn dốc hai bên đường ăn vào vách núi, chiều dài đủ để hãm tốc độ xe, như thế tài xế không phải đâm vào vách núi như trường hợp này, rất thương tâm. Thực ra thì vấn đề may rủi cũng rất nhiều vì nếu xe đã bị mất phanh, tài xế khó lòng điều khiển được một quãng đường dài đủ để tìm đường thoát hiểm.

Chuyện thứ hai: Ngoại ngữ
Đến Ba Vì có gặp hai chú người Hàn Quốc, hai chú này có nhờ mình chụp ảnh, khi nhờ thì hai chú đó dùng ngôn ngữ cơ thể và tiếng Hàn, khi chụp xong lại nói "Thank you!" và "Cảm ơn!", vậy là hai chú nói hẳn 3 ngôn ngữ Hàn, Anh, Việt còn mềnh chỉ OK, OK và OK (vì 2 chú đó không giao tiếp được bằng tiếng Anh nếu không cũng nói được chút chút :) ). Lục lại vốn tiếng Hàn trong đầu, ... thấy có mỗi câu hiện lên Saranghe (hình như là kiểu như I love U gì gì đấy), chết thật, phim Hàn toàn kiểu yêu đương nên vậy, về phải bổ sung ngay mấy câu

안녕하세요. [Annyeong-haseyo.] Xin chào.
안녕히 계세요. [Annyong-hi gyeseyo.] Tạm biệt
어서 오세요. [Eoseo oseyo.] Chào mừng, chào đón.
고맙습니다.(감사합니다.) [Gomapseumnida. (Gamsahamnida.)] Cảm ơn.


NHƯNG, sao cái câu "khó nói" Saranghe lại dễ nói, dễ nhớ vậy, còn mấy câu xã giao như trên thì lại khó nhớ, khó nói quá.
Thôi, Can U speak English? vậy.

Các bài liên quan



0 nhận xét:

Đăng nhận xét